Quy Trình Nộp Hồ Sơ Đại Hoc Tại Mỹ
30/10/2020
Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ du học Mỹ, học sinh thường phải lên kế hoạch từ lớp 10 và bắt đầu quá trình hồ sơ và mùa hè trước khi vào lớp 12. Sau đây là một số điều các em cần biết về việc nộp hồ sơ đại học:
1) Các mốc Dealine quan trọng
Với mỗi trường đại học, các em học sinh thường có thể lựa chọn ứng tuyển và một hay nhiều vòng tuyển chọn khác nhau
Early decision (ED) thường có deadline vào tháng 11. Học sinh ứng tuyển vòng ED của một trường sẽ nhận được kết quả sớm hơn so với các học sinh nộp hồ sơ trong các vòng muộn hơn của trường đó. Kết quả ED thường được thông báo vào tháng 12. Các em nên lưu ý rằng quyết định được nhận của vòng ED là quyết định mang tính ràng buộc (binding) – học sinh bắt buộc phải theo học tại trường nếu được nhận ở vòng ED. Vì lý do này, học sinh chỉ nên nộp ED nếu đã chắc chắn rằng mình muốn học tại trường này.
Một số trường có 2 vòng ED, vòng ED II chỉ khác ED I về mặt thời gian. Deadline của vòng này thường ở tháng 1 và kết quả được thông báo vào tháng 2.
Early action (EA) là một vòng tuyển sinh khác thường có deadline vào tháng 11 hoặc 12. Học sinh nộp hồ sơ trong vòng này cũng sẽ nhận được kết quả sớm hơn so với các học sinh khác. Tuy nhiên, khác với ED, quyết định của EA không có tính ràng buộc.
Đối với vòng tuyển sinh Regular decision (RD), deadline thường nằm trong khoảng tháng 12 trở về sau và kết quả tuyển sinh sẽ được thông báo vào nửa cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4.
Một hình thức tuyển sinh khác đáng lưu ý là Rolling admissions. Trong trường hợp này, nhà trường liên tục tiếp nhận và đánh giá hồ sơ trong suốt cả năm, có thể có một số hạn nộp hồ sơ ưu tiên nhưng không có hạn từ chối nhận hồ sơ. Nhà trường sẽ nhận thêm học sinh cho tới khi đủ học sinh cho niên khoá đó.
Trong quá trình chọn thời điểm và số lượng trường ứng tuyển, học sinh nên tính đến khả năng nhận được hỗ trợ tài chính. Nếu cần được hỗ trợ tài chính, học sinh nên ứng tuyển các vòng không ràng buộc (EA và RD) để có thể so sánh lựa chọn giữa các gói hỗ trợ của các trường khác nhau. Cũng nên lưu ý rằng một số trường có deadline nộp hồ để được xem xét cho một số học bổng nhất định và deadline này có thể sớm hơn deadline của RD.
Sau khi được nhận, học sinh thường có thời gian cho đến ngày 1/5 để quyết định trường sẽ theo học và đóng tiền bảo đảm.
2) Phương thức nộp hồ sơ
Có một số phương thức nộp hồ sơ học sinh có thể sử dụng
3) Chuẩn bị bài luận
Phần bài luận chính (essay/personal statement) thường đưa ra một vài câu hỏi chủ đề khác nhau để học sinh lựa chọn và thường giới hạn độ dài trong một vài trăm từ (giới hạn bài luận chính của Common Application là 650 từ).
Câu hỏi chủ đề của các bài luận luôn có tính mở, tạo điều kiện để học sinh lựa chọn viết về điều mà em cảm thấy quan trọng đối với bản thân mình. Khi xây dựng và kể lại một câu chuyện về con người mình, các em không nhất thiết phải mô tả một thành quả lớn lao hay quá nổi trội. Những bài luận ấn tượng nhất thường tập trung vào những chủ đề tương đối thường nhật nhưng được học sinh khai thác với chiều sâu, thể hiện khả năng tự vấn và tự phát triển của học sinh, từ đó làm rõ được tiếng nói cá nhân của em.
4) Hồ sơ
– Thông tin cá nhân về học sinh, gia đình học sinh, quá trình học tập của học sinh
– Bảng điểm cấp 3: các trường đại học thường yêu cầu học sinh liên hệ với trường cấp 3 đang theo học để văn phòng trường cấp 3 gửi bảng điểm chính thức trực tiếp tới ban tuyển sinh.
– Các điểm thi chuẩn hoá: nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp điểm thi SAT, ACT, hoặc SAT II thông qua các công ty tổ chức những kỳ thi này.
+ Mỗi lần thi SAT, học sinh được gửi điểm miễn phí tới 4 trường đại học và danh sách này có thể được cập nhật trong vòng 9 ngày trước và sau ngày thi. Lệ phí gửi điểm thêm là $12/trường.
+ Mỗi lần thi ACT, học sinh được gửi điểm miễn phí tới 4 trường đại học và danh sách này có thể được cập nhật trong vòng 5 ngày trước và sau ngày thi. Lệ phí gửi điểm thêm là $13/trường.
– Thư giới thiệu: các trường đại học thường yêu cầu học sinh nộp từ 2 tới 3 thư giới thiệu. Các em nên chọn xin thư từ các giáo viên hiểu rõ cả khả năng học tập lẫn tính cách và các hoạt động ngoại khoá của em. Học sinh nên xin thư giới thiệu sớm, tối thiểu là 2 tháng trước hạn nộp hồ sơ, để giáo viên có nhiều thời gian trao đổi với em và viết. Các em cũng nên gửi tới các thầy cô viết thư bản resume của mình.
5) Lệ phí nộp hồ sơ:
Phí nộp hồ sơ thường dao động từ $50 đến $90. Có một số cách để miễn giảm các lệ phí này.
– Các học sinh đủ điều kiện được miễn giảm phí thi SAT hoặc ACT thì cũng tự động được miễn giảm phí nộp hồ sơ tới một số trường trong danh sách của đơn vị cung cấp kỳ thi.
– Thí sinh có thể chọn mục xin miễn giảm phí nộp hồ sơ trong một số mẫu hồ sơ, bao gồm cả Common Application
– Một số trường tạo điều kiện để thí sinh được miễn giảm lệ phí khi tham gia các sự kiện giới thiệu tuyển sinh của trường
– Trong nhiều trường hợp, thí sinh có thể nhờ giáo viên phụ trách (guidance counsellor) gửi thư xin miễn giản lệ phí nộp hồ sơ cho mình.
----------------------------------------
Lựa chọn 7Edu là đơn vị đại diện nộp hồ sơ xin học và xin visa du học, mọi học sinh sẽ đều được nhận được:
- Miễn 100% phí dịch vụ gồm:
- Cơ hội nhận thêm học bổng tới 100 triệu VNĐ từ 7Edu Scholar
- Hỗ trợ xuyên suốt trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp (chuyển ngành/ trường, gia hạn visa …)
>>> Bấm ĐĂNG KÝ để nhận được toàn bộ các hỗ trợ trên từ 7Edu
7EDU hỗ trợ chuyên sâu từng vòng nộp học bổng và visa du học tại các nước với phí dịch vụ 0Đ tại hơn 500 trường đối tác.