Khi nộp hồ sơ du học Mỹ, học sinh thường phải chuẩn bị khá nhiều bài luận tùy thuộc vào số trường các bạn muốn ‘Apply’, để giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài luận này, dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản mà 7Edu đã tổng hợp được:

1. Lên ý tưởng

Để có một ý tưởng hay, bạn cần hiểu rõ đề bài và mong đợi của trường cho mỗi câu hỏi. Ngoài việc viết về 1 trong 7 chủ đề (CommonApp) cho bài luận chính, bạn sẽ phải viết các bài luận phụ xoay quanh 3 vấn đề chính:

  • The “you” essay (trường muốn hiểu về tính cách/quan điểm/giá trị sống của bạn và liệu những cá tính/đặc điểm của bạn có phù hợp với văn hoá và giá trị của trường);
  • the “Why us” essay (trường muốn hỏi bạn lý do bạn chọn trường và điều đó có giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra hay không?);
  • the Creative essay (là cách trường đánh giá khả năng sáng tạo của bạn và là cách bạn thuyết phục trường mình là con người cá tính, và thú vị).

2. Lập dàn ý

Bước 1: Chọn ra một vấn đề giúp phản ánh con người bạn chân thực nhất  Bạn nên kể một câu chuyện xoay quanh một vấn đề (ai/cái gì/ở đâu/khi nào) mà bạn đã trải qua trong quá khứ mà qua đó, phản ánh những phẩm chất và những giá trị cốt lõi mà người đọc nên biết về bạn.

Một trong những phẩm chất mà Hội đồng tuyển sinh đánh giá cao và nên có trong bài luận của bạn có lẽ là sự bền bỉ (grit) hình thành trong con người bạn dựa trên câu chuyện của bạn. Điều bạn cần tránh là “khoe khoang” những thành tích dày đặc hoặc viết những điều quá chung chung, xa rời thực tế và không liên quan đến những điều bạn đã trải qua.

Bước 2: Chỉ ra cách bạn giải quyết vấn đề  Sau khi dẫn dắt người đọc đến với một vấn đề cụ thể, nửa già còn lại của bài luận nên tập trung khai thác xem: Bạn cảm thấy thế nào (buồn/vui/bất lực/giận dữ,…) khi phải đối mặt với vấn đề này? Bạn nhận ra được điều gì từ bản thân mình khi rơi vào trạng thái đó? Điều gì đã giúp bạn nhận ra và giải quyết được tình huống đang gặp phải?...

Bước 3: Rút ra bài học và kết nối điều đó với kế hoạch tương lai của bạn  Bài luận của bạn sẽ thiếu đầy đủ nếu không cập đến những bài học bạn rút ra từ những vấn đề đã gặp phải. Những vấn đề này ảnh hưởng thế nào đến tư duy, nhận thức, cảm xúc của bạn? Nó đã làm thay đổi điều gì ở “bạn trong quá khứ” và dẫn đến “bạn của ngày hôm nay” và tạo nên “bạn của ngày mai”? Việc giải đáp những câu hỏi là cách hiệu quả nhất để bạn chứng minh với trường bạn là người có tinh thần cầu tiến, có tiềm năng để đạt được những thành tựu tốt hơn trong tương lai nếu trường nhận bạn.

3. Bắt đầu viết

Trước khi đặt bút, bạn hãy một lần nữa xác định lại các yếu tố tạo nên bài viết của mình. Đối tượng của bài viết là ai? Thông điệp bạn muốn gửi gắm là gì? Bạn muốn câu chuyện của mình đi theo giọng kể (tone) nào?...

Một kịch bản hay thường kể về một nhân vật thú vị nào đấy, mong muốn một điều gì đó, và người đó phải vất vả vượt qua thử thách để đạt được điều ấy. Công thức như sau: (Nhân vật + Ước vọng) x Thử thách = Câu chuyện. Nhưng câu chuyện của bạn không chỉ dừng lại ở việc bám sát công thức trên. Bạn nên lập ra sơ đồ mindmap giúp kết nối các sự việc/nhân vật trong câu truyện của bạn một cách logic như Việc gì diễn ra Ở đâu, các tuyến Nhân vật (nhân vật chính và phụ, những xung đột, sự thay đổi, trưởng thành của nhân vật) và Tình huống (Tính hợp lý của hoàn cảnh, hành động của nhân vật, chướng ngại, thử thách).

4. Góp ý và chỉnh sửa

Việc nhận được đánh giá đa chiều tối thiểu từ 02 người sẽ giúp bạn hoàn thiện bài luận tốt hơn. Bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hay giáo viên ở nhiều nhóm tuổi khác nhau đọc và góp ý cho mình để hoàn thiện bài luận.

Bạn có thể hỏi họ những câu hỏi như: Thông điệp nào rút ra từ bài viết của bạn? Có giống những thông điệp bạn định gửi gắm? Đã trả lời được những câu hỏi mà đề bài đặt ra? Người đọc cảm thấy buồn cười/xúc động/căm phẫn/đồng cảm qua giọng văn của bạn? Phong cách bài viết có gợi cho người đọc nghĩ ngay đó là bạn không? Các ý diễn đạt trong bài có dễ hiểu? Nên bỏ đi hay làm ngắn lại hay cần diễn giải ý nào đó cho rõ hơn? Có bất cứ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào trong bài viết? Những gợi ý nào giúp cải thiện bài viết của bạn?

5. Hoàn thành bài luận

Sau bốn bước trên, bạn hãy tạm gác lại mọi chuyện liên quan đến bài luận trong trong 3-7 ngày rồi sau đó bắt đầu đọc lại bài viết trong tâm thế của một độc giả/nhà phê bình. Bạn có thể đặt cho mình các câu hỏi tương tự như hỏi mọi người và đánh dấu lại những phần chưa đủ thuyết phục bạn và điều chỉnh lại lần cuối.

Chừng nào bạn cảm thấy đây chính là bài viết chân thực, phản ánh đúng và trọn vẹn nhất về con người bạn và cũng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đề bài, XIN CHÚC MỪNG BẠN, bạn đã về đích. Hãy nhấn nút submit để gửi hồ sơ đến các trường.

Trên đây là 1 số Típ nhỏ cho các bạn đang đau đầu chuẩn bị các bài luận du học Mỹ. Để được hỗ trợ hãy liên hệ với “Account Manager” của bạn trên 7Edu nhé!

 

----------------------------------------

Lựa chọn 7Edu là đơn vị đại diện nộp hồ sơ xin học và xin visa du học, mọi học sinh sẽ đều được nhận được:

 - Miễn 100% phí dịch vụ gồm:

  • Tư vấn ngành học + trường phù hợp
  • Hướng dẫn săn học bổng: dịch thuật hồ sơ, thư giới thiệu, CV, luận học bổng, phỏng vấn …
  • Hoàn thiện thủ tục nhập học
  • Xin visa du học
  • Hỗ trợ khác: tìm nhà, mua bảo hiểm du học, đưa đón sân bay …

- Cơ hội nhận thêm học bổng tới 100 triệu VNĐ từ 7Edu Scholar

- Hỗ trợ xuyên suốt trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp (chuyển ngành/ trường, gia hạn visa …)

>>> Bấm ĐĂNG KÝ để nhận được toàn bộ các hỗ trợ trên từ 7Edu

TÌM KIẾM HỌC BỔNG PHÙ HỢP VỚI BẠN?

7EDU hỗ trợ chuyên sâu từng vòng nộp học bổng và visa du học tại các nước với phí dịch vụ 0Đ tại hơn 500 trường đối tác.

  • (+84) 969 776 298
  • info@7edu.vn
  • (+84) 971 935 680