Bạn đang băn khoăn không biết mình nên học ngành nào? Bạn nhận được rất nhiều lời khuyên nhưng lại “mỗi người mỗi kiểu”?

Một số người may mắn khi họ biết được mình sẽ theo đuổi cái gì trước khi bước vào cánh cổng đại học, nhưng số đông còn lại thì không. Nhưng cũng đừng quá hoảng loạn và lo lắng khi bạn nằm trong số đông ấy. Và đó sẽ là sai lầm nếu bạn đùn đẩy nỗi sợ này bằng cách nhờ người khác chọn giúp, kể cả đó chính là bố mẹ bạn. Lúc này đây, bạn chỉ có thể tin tưởng vào chính mình mà thôi.

Điều quan trọng nhất khi xác định chuyên ngành ở bậc đại học là bạn cần xác định được đâu là mục tiêu và ưu tiên của bạn. Ngay cả khi bạn biết được mục tiêu và những ưu tiên của mình thì cũng có quá nhiều lời khuyên để bạn lựa chọn. Và điều chúng ta hay thấy nhất chính là xung đột từ lời khuyên của gia đình. Bạn nên lắng nghe những lo ngại và lời khuyên của bố mẹ. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, cuối cùng thì đây cũng là vấn đề của chính bạn. Nếu bạn đang học một cái gì đó bạn không thực sự quan tâm, bạn có thể không có động lực để thành công (hoặc thậm chí có thể tham dự lớp học). Vì vậy, bạn cần phải hỏi chính mình điều gì là phù hợp nhất.

Một sự thật đáng buồn là không có bất cứ quy tắc hay phương pháp gì có thể giúp bạn chọn ra ngành học của mình cả. Điều đáng bàn đến ở đây là bạn sẽ chỉ nên chọn ngành học của mình khi bạn tìm ra những thứ mà bạn ưu tiên đặt lên hàng đầu và từ đó, bạn sẽ tiến được bao xa?

Để tìm ra được mục tiêu và định hướng của mình, bạn cũng cần chú ý một số tiêu chí như sau:

1. Sở thích

Sở thích không phải là yếu tố quyết định sau cùng nhất khi bạn lựa chọn ngành học nhưng nó sẽ là nền tảng giúp bạn có quyết định sáng suốt. Bạn sẽ trở nên “lạc lối” nếu hàng ngày bạn phải theo học thứ mà bạn chẳng có một tí hứng thú nào. Bên cạnh đó, khi lựa chọn đúng sở thích của mình, học cái mà mình mong muốn, bạn sẽ có thêm nhiều động lực để tiếp cận những kiến thức mới. Vì đó là thứ mà bạn quan tâm.

2. Khả năng

Khi đứng trước quyết định về ngành học, bạn cũng nên cân nhắc tới khả năng của mình. Điều này không có nghĩa là bạn phải theo học những gì mà bạn giỏi nhất ở trường phổ thông, vi giỏi nhất chưa phải là ưu tiên lớn nhất của bạn. Ngành mà bạn chọn có thể là một thứ nằm trong khả năng của bạn nhưng lại không có trong chương trình học ở bậc trung học phổ thông.

Tuy nhiên, điều chúng ta khá chắc chắn ở đây chính là bạn không nên lựa chọn ngành mà bạn biết đó là điểm yếu của bạn. Ví dụ, khi bạn biết mình không học tốt môn toán ở trường trung học thì việc lựa chọn chuyên ngành liên quan nhiều đến Toán học sẽ không phải là lựa chọn tối ưu. Tốt hơn hết, bạn cần lựa chọn ngành học mà bạn cảm thấy tự tin khi theo học.

3. Khả năng tìm việc trong tương lai

Khi lựa chọn chuyên ngành của mình, bạn cũng nên cân nhắc về khả năng tìm việc trong tương lai. Bạn sẽ phải tự tìm hiểu xem khả năng có việc làm của mình sau khi tốt nghiệp là như thế nào? Công việc đó có phải có ở khắp mọi nơi không?

Để tiếp cận đến vấn đề này, bạn có thể xem xét các nghiên cứu về sự thiếu hụt lao động trong các ngành nghề trong tương lai hoặc xem xét đến các ngành đang phát triển.

Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý rằng, có khá nhiều ngành học không có quan hệ rõ ràng với công việc bạn làm sau khi tốt nghiệp. Giả sử như, nếu bạn học về sư phạm, chắc hẳn công việc của bạn sẽ là giáo viên. Tuy nhiên, nếu bạn chọn ngành xã hội học thì sẽ đưa bạn đến với nhiều công việc cụ thể khác nhau.

Mặc dù điều này không dễ dàng, việc dự đoán không bao giờ chính xác 100% nhưng nó vẫn cung cấp thông tin giá trị, ít nhất có thể cung cấp cho bạn ý tưởng chung về việc bạn có thể tìm việc dễ dàng hay không và những yêu cầu linh hoạt hơn về vị trí, v.v.

4. Tiềm năng thu nhập trong tương lai

Khi xác định một chuyên ngành, chắc hẳn bạn sẽ cần xem xét qua về vấn đề tài chính trong tương lai. Tuy nó không được tính toán một cách khoa học, chính xác nhưng cũng mang lại giá trị thực tế trong quyết định lựa chọn ngành học của bạn. Nếu bạn ưu tiên ngành có các mức lương cao, bạn cần phải thực tế hơn về sở thích của mình. Nghề nghiệp như giảng dạy và công tác xã hội thường trả lương thấp nên sẽ không phải là lựa chọn phù hợp nếu bạn ưu tiên vấn đề tài chính. Ngược lại, các chuyên ngành như khoa học máy tính và kỹ thuật có xu hướng triển vọng tiền lương rạng rỡ hơn.

Tuy nhiên, mức lương trung bình không phải là tiêu chí quyết định tất cả. Ví dụ như, trong một số ngành nghề, có sự thay đổi thu nhập cao khá cao: các nhà thiết kế đồ họa nói chung được trả lương khá thấp, nhưng các nhà thiết kế đồ họa được trả tiền cao nhất có thể dễ dàng lên tới sáu con số. Bạn không thể chắc chắn rằng bạn sẽ là một trong những người được trả lương cao nhất trong lĩnh vực của bạn, nhưng bạn nên biết khi nào mức lương cao hơn ít nhất có thể xảy ra.

Tóm lại, khi bạn quyết định nâng cao trình độ học vấn bằng con đường đại học, cao đẳng hay trung cấp, hãy tìm ra ưu tiên hàng đầu của mình và dung hòa các yếu tố còn lại để đưa ra lựa chọn ngành học phù hợp nhất, đúng đắn nhất.

------------------------------------

Đăng ký tham gia chương trình 7Edu Talent để được nhận gói hỗ trợ săn học bổng hoàn toàn FREE.

=> ĐĂNG KÝ 7EDU TALENT

=> Quyền Lợi Của Thành Viên 7Edu

 

Những con số ấn tượng của 7EDU trong những năm qua:

• Học bổng cao nhất: 100% toàn khóa (học phí + sinh hoạt phí)

• Tỷ lệ visa du học thành công: 99.99%

• Tỷ lệ sinh viên hài lòng với khóa học + trường đã chọn: 99%

• Mức lương khởi điểm cao nhất của sinh viên $85,000/ năm

TÌM KIẾM HỌC BỔNG PHÙ HỢP VỚI BẠN?

7EDU hỗ trợ chuyên sâu từng vòng nộp học bổng và visa du học tại các nước với phí dịch vụ 0Đ tại hơn 500 trường đối tác.

  • (+84) 969 776 298
  • info@7edu.vn
  • (+84) 971 935 680